Trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba thành tố tạo thành hệ thống kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp. Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng. Có thể thấy một ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.
Tuy nhiên, việc giảng dạy và học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành vẫn tồn tại một số bất cập như: không được quan tâm đúng mức, từ chuyên ngành được dạy qua loa và rồi phần lớn thời gian được dành cho hoạt động dịch và không có những cách học và nhớ từ chuyên ngành hiệu quả.
Có một số cách để sinh viên nhớ và sử dụng từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hiệu quả gồm xác định từ cần học và Học các khía cạnh của từ. Sinh viên cần chọn lựa từ, thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành phải học, cần học và nhớ. Có thể lựa chọn dựa vào những tiêu chí: Phạm vi sử dụng, Khả năng biểu đạt, Tần suất sử dụng, Nhu cầu ngôn ngữ,... Khi học và nhớ từ, người học cần phải biết cách phát âm từ, loại từ, cấu trúc và sự kết hợp từ, các nét nghĩa, sử dụng trong tình huống trang trọng hay không...
Giáo viên cần giới thiệu và luyện tập từ vựng, phù hợp với trình độ, gắn liền với nội dung bài học và các chủ đề mà sinh viên quan tâm, có biện pháp kiểm tra, khuyến khích sinh viên học từ thường xuyên, đảm bảo sinh viên được tham gia vào nhiều hoạt động học từ khác nhau để lựa chọn phương pháp tối ưu. Các hoạt động luyện tập được áp dụng trong một thời gian nhất dịnh và có hệ thống để tạo thành thói quen. Với mỗi một hình thức luyện tập, giáo viên phải lưu ý sinh viên về các nội dung cần học.
Có các cách nhớ và sử dụng từ vựng chuyên ngành tiếng Anh hiệu quả như: Xây dựng hộp từ vựng chung của cả lớp, Tự làm cuốn từ điển cá nhân, Nhóm từ theo chủ đề. Với sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên, cả lớp có thể làm một hộp từ vựng bao gồm các cặp phiếu từ cuối mỗi giờ học. Trong cặp phiếu từ, một phiếu viết một từ mới, thuật ngữ mới xuất hiện trong bài học. Phiếu từ còn lại ghi các thông tin của từ hay ghi các định nghĩa, miêu tả về từ và thuật ngữ nhưng không nhắc đến chúng. Thỉnh thoảng, giáo viên yêu cầu sinh viên lấy các phiếu đã ra để luyện tập, ôn lại và chơi trò chơi để tìm ra người chiến thắng, người nhớ được nhiều từ, đặt ví dụ nhiều nhất, đọc đúng và nhiều định nghĩa nhất.
Từ điển cá nhân và sổ tay ghi chép những điều cần nhớ là những thứ không thể thiếu của sinh viên học tiếng Anh chuyên ngành. Các từ được sắp xếp có thể theo bảng chữ cái, chủ đề hay theo bài học. Sẽ tốt hơn khi sinh viên nêu từ trong cụm từ, cấu trúc, ví dụ, minh hoạ từ bằng hình ảnh, hay dùng các màu viết khác nhau.
Việc sử dụng hình ảnh và âm thanh là rất quan trọng trong việc nhớ và sử dụng từ vựng chuyên ngành tiếng Anh. Tranh ảnh và các vật thể giúp chúng ta nhớ từ rất tốt. Hãy tạo hình ảnh ấn tượng về một từ, thuật ngữ trong đầu. Với cách học này, sinh viên có ấn tượng mạnh về từ và học từ không cần phải dịch sang tiếng Việt nữa. Các từ được liên tưởng không nhất thiết phải có nghĩa giống nhau. Ví dụ, khi sinh viên học từ “hen”, các em có thể liên tưởng tới từ “hen” tiếng Việt hay từ “ten” tiếng Anh. Ví dụ khác, trong tiếng Anh chuyên ngành CNTT, người học có thể liên hệ từ LAN (Local Area Network) với một bạn nữ tên là Lan.
Cách học bằng sơ đồ và biểu bảng cũng là một yếu tố quan trọng, giúp người học tổ hợp được nhiều từ theo nghĩa, chủ đề, mặt khác chú ý tới sự kết hợp từ.
Việc học từ trong ngữ cảnh là rất cần thiết. Ngữ cảnh của một từ là bối cảnh mà trong đó từ này được dùng khi nói hay viết. Định nghĩa trực tiếp, chú giải hay đồng nghĩa và đầu mối ngữ cảnh ở dạng ngầm hiểu sẽ giúp chúng ta đoán nghĩa, hiểu nghĩa của từ.
Người học có thể tự đặt câu riêng nói về bản thân, hoặc câu chuyện vui và đon giản sử dụng từ, thuật ngữ cần nhớ. Đầu giờ hoặc cuối giờ, giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ 4-5 người. Mỗi nhóm sẽ nhận được một số phiếu từ ghi các từ đã học tương ứng với số thành viên. Mỗi nhóm sẽ có một nhóm trưởng, đo thời gian và điều khiển hoạt động của nhóm. Nhóm trưởng sẽ cho từng người lần lượt rút thăm một phiếu từ và có mười giây để chuẩn bị các câu sẽ nói, sử dụng những từ trong phiếu từ. Sau đó, nhóm trưởng sẽ đo thời gian, các thành viên khác lắng nghe thành viên đó nói. Nguyên tắc của hoạt động này là người nói phải nói liên tục trong vòng một phút.
Bằng cách đọc nhiều tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Việt và tiếng Anh, người học có cơ hội tiếp xúc thường xuyên và nhớ lâu nhiều từ, thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành. Để sinh viên hào hứng tiến hành hoạt động này, giáo viên nên tổ chức hoạt động làm nhóm. Người học tự chọn đề tài, thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh và trình bày trước lớp. Nguồn tài liệu chủ yếu từ sách, báo, tạp chí, tạp chí chuyên ngành, từ điển bách khoa toàn thư và mạng.
Để tăng hiệu quả của việc học tiếng Anh chuyên ngành, cần áp dụng phương pháp “Học mà chơi, chơi mà học” vào trong giảng dạy. Có thể kể đến một số hoạt động: sử dụng âm nhạc, truyện vui tiếng Anh, tổ chức các trò chơi từ vựng. Chắc chắn, 3 -5 phút nghe nhạc cổ điển, trữ tình hoặc truyện cười đầu giờ giúp cho sinh viên vui vẻ, thư thái. Tâm trạng này rất tốt, giúp các em hứng khởi học tập. Thầy cô giáo có thể tham khảo một số trang web. Thầy cô giáo có thể phát huy tác dụng của trò chơi từ vựng khi tổ chức các hoạt động khởi động, luyện tập và ôn tập.
Đây là mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó cả thầy và trò đều cùng chia sẻ trách nhiệm dạy và học. Song song với việc nhấn mạnh vào mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp ở người học, việc lựa chọn các hoạt động học tập sao cho có ích, phù hợp với nhu cầu của người học và phải được đặt vào trong những bối cảnh thật mà người học có nhiều khả năng sẽ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
Có một số cách để sinh viên nhớ và sử dụng từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hiệu quả gồm xác định từ cần học và Học các khía cạnh của từ. Sinh viên cần chọn lựa từ, thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành phải học, cần học và nhớ. Có thể lựa chọn dựa vào những tiêu chí: Phạm vi sử dụng, Khả năng biểu đạt, Tần suất sử dụng, Nhu cầu ngôn ngữ,... Khi học và nhớ từ, người học cần phải biết cách phát âm từ, loại từ, cấu trúc và sự kết hợp từ, các nét nghĩa, sử dụng trong tình huống trang trọng hay không...
Giáo viên cần giới thiệu và luyện tập từ vựng, phù hợp với trình độ, gắn liền với nội dung bài học và các chủ đề mà sinh viên quan tâm, có biện pháp kiểm tra, khuyến khích sinh viên học từ thường xuyên, đảm bảo sinh viên được tham gia vào nhiều hoạt động học từ khác nhau để lựa chọn phương pháp tối ưu. Các hoạt động luyện tập được áp dụng trong một thời gian nhất dịnh và có hệ thống để tạo thành thói quen. Với mỗi một hình thức luyện tập, giáo viên phải lưu ý sinh viên về các nội dung cần học.
Có các cách nhớ và sử dụng từ vựng chuyên ngành tiếng Anh hiệu quả như: Xây dựng hộp từ vựng chung của cả lớp, Tự làm cuốn từ điển cá nhân, Nhóm từ theo chủ đề. Với sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên, cả lớp có thể làm một hộp từ vựng bao gồm các cặp phiếu từ cuối mỗi giờ học. Trong cặp phiếu từ, một phiếu viết một từ mới, thuật ngữ mới xuất hiện trong bài học. Phiếu từ còn lại ghi các thông tin của từ hay ghi các định nghĩa, miêu tả về từ và thuật ngữ nhưng không nhắc đến chúng. Thỉnh thoảng, giáo viên yêu cầu sinh viên lấy các phiếu đã ra để luyện tập, ôn lại và chơi trò chơi để tìm ra người chiến thắng, người nhớ được nhiều từ, đặt ví dụ nhiều nhất, đọc đúng và nhiều định nghĩa nhất.
Từ điển cá nhân và sổ tay ghi chép những điều cần nhớ là những thứ không thể thiếu của sinh viên học tiếng Anh chuyên ngành. Các từ được sắp xếp có thể theo bảng chữ cái, chủ đề hay theo bài học. Sẽ tốt hơn khi sinh viên nêu từ trong cụm từ, cấu trúc, ví dụ, minh hoạ từ bằng hình ảnh, hay dùng các màu viết khác nhau.
Việc sử dụng hình ảnh và âm thanh là rất quan trọng trong việc nhớ và sử dụng từ vựng chuyên ngành tiếng Anh. Tranh ảnh và các vật thể giúp chúng ta nhớ từ rất tốt. Hãy tạo hình ảnh ấn tượng về một từ, thuật ngữ trong đầu. Với cách học này, sinh viên có ấn tượng mạnh về từ và học từ không cần phải dịch sang tiếng Việt nữa. Các từ được liên tưởng không nhất thiết phải có nghĩa giống nhau. Ví dụ, khi sinh viên học từ “hen”, các em có thể liên tưởng tới từ “hen” tiếng Việt hay từ “ten” tiếng Anh. Ví dụ khác, trong tiếng Anh chuyên ngành CNTT, người học có thể liên hệ từ LAN (Local Area Network) với một bạn nữ tên là Lan.
Cách học bằng sơ đồ và biểu bảng cũng là một yếu tố quan trọng, giúp người học tổ hợp được nhiều từ theo nghĩa, chủ đề, mặt khác chú ý tới sự kết hợp từ.
Việc học từ trong ngữ cảnh là rất cần thiết. Ngữ cảnh của một từ là bối cảnh mà trong đó từ này được dùng khi nói hay viết. Định nghĩa trực tiếp, chú giải hay đồng nghĩa và đầu mối ngữ cảnh ở dạng ngầm hiểu sẽ giúp chúng ta đoán nghĩa, hiểu nghĩa của từ.
Người học có thể tự đặt câu riêng nói về bản thân, hoặc câu chuyện vui và đon giản sử dụng từ, thuật ngữ cần nhớ. Đầu giờ hoặc cuối giờ, giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ 4-5 người. Mỗi nhóm sẽ nhận được một số phiếu từ ghi các từ đã học tương ứng với số thành viên. Mỗi nhóm sẽ có một nhóm trưởng, đo thời gian và điều khiển hoạt động của nhóm. Nhóm trưởng sẽ cho từng người lần lượt rút thăm một phiếu từ và có mười giây để chuẩn bị các câu sẽ nói, sử dụng những từ trong phiếu từ. Sau đó, nhóm trưởng sẽ đo thời gian, các thành viên khác lắng nghe thành viên đó nói. Nguyên tắc của hoạt động này là người nói phải nói liên tục trong vòng một phút.
Bằng cách đọc nhiều tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Việt và tiếng Anh, người học có cơ hội tiếp xúc thường xuyên và nhớ lâu nhiều từ, thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành. Để sinh viên hào hứng tiến hành hoạt động này, giáo viên nên tổ chức hoạt động làm nhóm. Người học tự chọn đề tài, thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh và trình bày trước lớp. Nguồn tài liệu chủ yếu từ sách, báo, tạp chí, tạp chí chuyên ngành, từ điển bách khoa toàn thư và mạng.
Để tăng hiệu quả của việc học tiếng Anh chuyên ngành, cần áp dụng phương pháp “Học mà chơi, chơi mà học” vào trong giảng dạy. Có thể kể đến một số hoạt động: sử dụng âm nhạc, truyện vui tiếng Anh, tổ chức các trò chơi từ vựng. Chắc chắn, 3 -5 phút nghe nhạc cổ điển, trữ tình hoặc truyện cười đầu giờ giúp cho sinh viên vui vẻ, thư thái. Tâm trạng này rất tốt, giúp các em hứng khởi học tập. Thầy cô giáo có thể tham khảo một số trang web. Thầy cô giáo có thể phát huy tác dụng của trò chơi từ vựng khi tổ chức các hoạt động khởi động, luyện tập và ôn tập.
Đây là mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó cả thầy và trò đều cùng chia sẻ trách nhiệm dạy và học. Song song với việc nhấn mạnh vào mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp ở người học, việc lựa chọn các hoạt động học tập sao cho có ích, phù hợp với nhu cầu của người học và phải được đặt vào trong những bối cảnh thật mà người học có nhiều khả năng sẽ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét